Quy trình đổ mực máy in tại nhà Hà Nội
Áp dụng cho các loại máy in laser đen trắng như : Canon, HP, Samsung, Brother, Panasonic, Lexmark, Xerox, Ricoh…
1. In một bản in test từ máy tính “print test page” trước khi tiến hành lấy hộp (Cartridge) mực ra khỏi máy in
2. Kiểm tra bản in test xem máy đã hết mực chưa, ngoài ra xem bản in test có dấu hiệu bẩn (vệt đen) hay không và đưa ra phương án thực hiện cho khách hàng.
3. Nếu máy hết mực thì tiến hành đổ mưc. Nếu máy có tình trạng bẩn bản in do linh kiện hộp mực đã kém cần thay thế thì thông báo cho khách hàng biết tình trạng máy in trước khi tiến hành đổ mực.
4. Tiến hành đổ mực theo các bước như sau :
5. mở hộp mực : tuỳ theo từng loại hộp mực có các cách mở khác nhau để đổ mực.
6. đổ mực thải (nếu có): tuỳ từng loại máy sẽ có hoặc không có mực thải
7. Vệ sinh sạch sẽ các linh kiện của hộp mực cần đổ mực, đổ mực cũ ẩm đi nếu có
8. Đổ mực mới vào ống mực
9. Lắp ráp các bộ phận của hộp mực vào : Trống, gạt từ, gạt mực, trục cao su,trục từ, chốt sắt,lò xo…
10. Lắp hộp mực vào máy in , tiến hành in bản in test. Nếu bản in chưa đạt yêu cầu thì kiểm tra lại từ đầu để xác định nguyên nhân.
Chú ý : Trong quá trình sử dụng máy in các linh kiện trong hộp mực sẽ bị hao mòn theo thời gian cụ thể là theo số lần đổ mực. số lần đổ mực càng nhiều thì linh kiện sẽ nhanh hỏng và cần thay thế để đảm bảo chất lượng bản in.

Wednesday, April 5, 2017

Tổng hợp tất cả các lỗi máy in thường gặp và cách khắc phục

Vô vàn các lỗi máy in thường gặp, ít gặp sẽ được chính bạn khắc phục triệt để, đơn giản ngay tại nhà nếu làm theo các hướng dẫn của chuyên gia.

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các thương hiệu máy in khác nhau. Mỗi loại máy đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, dù bạn đang sử dụng thương hiệu nào?, dòng cao cấp hay bình dân?, máy đắt hay rẻ?... đôi khi cũng gặp phải các sự cố không thể lường trước được. Bài tổng kết này hướng dẫn khắc phục các lỗi máy in thường gặp.

Tự khắc phục 20+ lỗi máy in thường gặp tại nhà

1. Lỗi bản in có một vệt đen chạy dọc, thẳng từ trên xuống
Bản in có một vệt đen chạy dọc từ trên xuống dưới có thể do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do gạt mực bị cô đặc bám chặt, bạn cần vệ sinh sạch sẽ gạt mực. Ngoài ra, có thể do gạt mực bị xước, sứt và giải pháp cho bạn là thay gạt mực mới nếu dùng đã quá lâu.
2. Lỗi bản in có những chấm nhỏ hoặc vệt đen to đậm ngang bản in

Nguyên nhân:
  • Trổng bị sứt do in lâu ngày
  • Trục cao su bị hỏng
Khắc phục: Thay trống in, thay trục cao su
3. Máy in khi in các vị trí không đều, tạo khoảng trống giữa
Hiện tượng này không phải do hết mực mà do máy in bị hỏng trống mực dẫn đến bản in vị trí in đậm, nhạt không đều, thậm chí còn không in được. Bạn chỉ cần thay trống là có thể khắc phục hiện tượng này thật đơn giản.
4. Bản in đen, lem nhem từ trên xuống
Sự cố này chủ yếu do găn mực thải bị đầy nên tràn ra bản in. Bạn tháo hộp mực và đổ hết mực thải. Lưu ý, sau đó nên đổ thêm mực mới không ống mực sẽ hết và chỉ in được 3 -5 trang giấy nữa. Thêm một nguyên nhân khác khiến bản in bị đen là do việc đổ mực máy in không thích hợp. Vì vậy, bạn cần chọn loại mực in thích hợp với hãng máy.
5. Bản in trắng toàn bộ
Trường hợp trắng bản chỉ có thể do lỗi trục từ gây ra. Lò xo ở đầu trục từ bị gãy một nửa, lệch vòng xoay, biến dạng hoặc gãy. Lúc này, bạn cần tháo hộp mực để kiểm tra lại lò xo. Nếu phát hiện lệch, méo thì uốn nắn lại lò xo. Còn gãy thì không thể hàn được mà phải thay trục từ mới
6. Lỗi bản in mờ, chữ không nét và không đậm
Nguyên nhân:
  • Gương phản xạ của máy in bị mờ do bám bụi hoặc hơi nước.
  • Nạp mực máy in không đúng chủng loại
  • Trục từ bị giảm tính từ
  • Vỏ trục từ quá mòn
Cách khắc phục:
  • Vệ sinh gương phản xạ.
  • Đổ mực máy in với loại mực phù hợp
  • Thay trục từ
Ngoài ra, nếu máy đang ở chế độ tiết kiệm mực thì bản in cũng sẽ bị mờ. Vì vậy, bạn cần kiểm tra chế độ máy nếu có phím ECONOMY thì tắt đi. Nếu máy in cho phép cài đặt chế độ in tiết kiệm trong trình điều khiển. Bạn kích chuột phải vào biểu tượng máy in, chọn Printing Preferences Advand, trong mục EconoMode chọn Off. 
7. Lỗi bản in bị nhòe chữ, nhoè đường kẻ

Nguyên nhân:
  • Giấy in ẩm, mỏng quá
  • Lô sấy hỏng khiến nhiệt sinh ra không đủ nóng để sấy bản in
  • Đổ mực không đúng cách
  • Trống in quá mòn
Khắc phục:
  • Thay giấy in sử dụng loại giấy đạt tiêu chuẩn tốt nhất định lượng 70 trở lên
  • Thay lô sấy
  • Đổ mực loại phù hợp
  • Thay trống in mới
8. Máy in sai mầu, mất mầu
Nguyên nhân: Đầu phun bị tắc do lâu không sử dụng Khắc phục: Chạy chế độ clean trong mục maintenance đến khi đạt yêu cầu thì thôi. Nếu chạy nhiều mà chưa được thì phải tháo đầu phun ra vệ sinh sạch sẽ.
9. Máy in không kéo được giấy
Nguyên nhân:
  • Bộ phận tách giấy (quả đào) bị mòn do dùng quá lâu
  • Bề mặt của giấy quá trơn làm ống cuộn giấy không lấy được giấy
Khắc phục:
  • Tháo quả đào ra rồi dịch chuyển tấm cao su trên bề mặt hoặc thay quả đào mới.
  • Thử dùng loại giấy khác cho máy in.
10. Máy in kéo giấy nhiều tờ cùng một lúc
Nguyên nhân:
  • Giấy mỏng và có độ ẩm cao nên dính vào nhau.
  • Trục đào của máy bị mòn
Khắc phục:
  • Nếu do giấy thì bạn nên kiểm tra bằng cách dùng giấy vừa mới in xong để in lại, nếu vẫn bị dính nhiều tờ cùng lúc thì phải gọi kỹ thuật viên.
  • Trào đào bị mòn thì cần thay trục đào.
11. Máy in bị kẹt giấy


Có rất nguyên nhân dẫn đến máy in bị kẹt giấy. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục:

  1. Bao lụa bị cháy do mỡ nhiệt bị khô, mất tác dụng giải làm giấy bị kẹt. Vì vậy, bạn cần thay thế bao lụa mới cùng loại và chú ý bôi mỡ nhiệt.
  2. Vô tình làm rơi vật rắn vào bên trong máy in làm máy bị kẹt giấy. Do đó, cần hết sức cẩn thận và lấy vật rắn ra ngoài
  3. Bộ lăn kẹp giấy bị bẩn. Bạn khắc phục bằng cách tắt máy in và vệ sinh con lăn kẹp giấy bằng cao su nằm trên trục ngang của máy.
  4. Giấy in quá cứng hoặc quá nát khiến máy kẹt giấy. Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên bạn hủy bỏ lệnh in, sau đó tháo hộp mực và cầm 2 mép giấy kéo nhẹ tờ giấy bị kẹt ra ngoài. Tiếp theo, bạn thay loại giấy in mới đạt chất lượng. Cuối cùng restart lại máy.
  5. Bộ phận cảm biến ở cửa máy và khay cuốn giấy bị lỗi khiến máy báo Jam paper. Trong trường hợp này, bạn cần thay bộ phận cảm biến.
Ngoài ra để tránh máy in bị kẹt giấy, bạn cũng cần lưu ý:
  • Không để quá nhiều giấy vào khay đựng
  • Cần sắp xếp giấy trong khay gọn gàng, ngăn nắp
  • Không trộn các loại giấy khác nhau trong cùng 1 khay
  • Đảm bảo kích cỡ giấy vừa với khay đựng
  • Không được lấy giấy ra khỏi khay trong khi máy đang hoạt động
  • Chỉ sử dụng các loại giấy chất lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Mặt cần in của giấy được để úp trong khay giấy thường và để ngửa trong khay giấy nạp tay…
12. Máy in nháy đèn vàng liên tục

Đèn vàng máy in nháy liên tục có thể do 3 nguyên nhân chính là máy bị kẹt giấy, giấy chưa tiếp xúc với bộ phận nạp giấy hoặc do hộp mực. Với nguyên nhân bị kẹt giấy, bạn có thể kiểm tra và khắc phục theo hướng dẫn ở phần trên. Còn trường hợp giấy chưa tiếp xúc với bộ phận nạp giấy thì hãy đẩy khay giấy sát vào tới khi giấy được cuộn và in dễ dàng. Hộp mực lắp không đúng cách hoặc điểm tiếp xúc trên chip mực không tốt gây ra đèn vàng nháy liên tực. Lúc này, bạn cần kiểm tra và khắc phục. Nếu không tự khắc phục được thì nên gọi trung tâm sửa chữa máy in để được hỗ trợ.
13. Máy in không hoạt động
Máy in không hoạt động cũng là một trong các lỗi thường gặp. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là người dùng quên cấp nguồn cho máy in, hư hỏng cáp nối dữ liệu, hoặc quên chưa đóng nắp máy in. Với nguyên nhân này, bạn cần kiểm tra dây cắm nguồn máy in với ổ điện đã kết nối chưa hay giắc cắm, dây có vấn đề. Sau đó, bạn xem đã khởi động máy chưa và nút POWER có sáng không. Nếu mọi thứ đều ổn thì có thể dây cáp nối dữ liệu bị hư hỏng. Nếu dây cáp bị đứt thì bạn cần phải thay dây mới ngay.
Còn trường hợp máy không hoạt động được là do quên chưa đóng nắp máy in. Vì vậy, sau khi thay mực, vệ sinh, gỡ giấy kẹt… bạn cần chú ý đóng nắp máy và đóng cho khớp. Ngoài ra, đối với các máy in văn phòng trường hợp máy in không hoạt động có thể do người dùng không bật máy tính chủ lên. Do vậy, nếu máy không in được bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố này. 
14. Máy in không in được
Máy in không in được có thể do một số nguyên nhân sau:
  • Chưa kết nối máy tính với máy in thông qua dây USB. Vì vậy, đầu tiên bạn cần kiểm tra kết nối của máy in máy tính. Nếu đã cắm dây USB mà máy vẫn không hoạt độngt hì có thể dây bị lỗi và nên thay dây mới.
  • Cài nhiều máy in dẫn đến ấn lệnh in nhưng chọn sai máy cần in nên cần kiểm tra máy in trong mục Printer của giao diện in.
  • Card fomater của máy in bị lỗi cần kiểm tra và thay mới để máy hoạt động trở lại.
15. Máy in bị treo
Do thực hiện quá nhiều lệnh in khiến máy in không thể load kịp dẫn đến máy in bị treo. Để khắc phục, bạn thực hiện như sau:
  1. Đăng nhập vào mục printer trên máy tính. Lúc này, danh sách các tập tin đang chuẩn bị in sẽ hiện lên
  2. Nhấn vào từng tập tin và nhấn cancel để xóa bỏ 1 số lệnh in hoặc nhấn cancel all documents để xóa toàn bộ.
  3. Khởi động lại máy in máy sẽ lại hoạt động bình thường.
Ngoài ra máy in có thể bị treo nếu tập dữ liệu cần in ấn quá lớn.
16. Hủy tài liệu đang in
Ra lệnh in nhiều trang tài liệu nhưng đột nhiên muốn hủy vì một lý do nào đó thì phải làm thế nào? Để xử lý vấn đề này, bạn vào Start > Run, gõ lệnh Cmd. Tại cửa sổ Command Prompt gõ vào hai dòng sau Net stop spooler và nhấn Enter để dừng dịch vụ in. Cuối cùng gõ tiếp Net Start spooler để kích hoạt lại dịch vụ in.
17. Máy in bị kẹt mực
Máy in bị kẹt mực máy in ngừng hoạt động và các đèn trên máy in nhấp nháy liên tục. Lúc này, hộp mực kết nối của bạn chắc chắn có vấn đề do việc bơm lại mực cho hộp mực cũ không đúng khiến mực in bị kẹt trên đầu phun. Gặp phải sự cố này, bạn hãy tháo hộp mực ra và dùng khăn khô mềm để làm sạch đầu phun. Thao tác hoàn tất, máy in của bạn sẽ hoạt động trở lại bình thường.
18. Lỗi kết nối máy in


Khi màn hình máy tính hiển thị thông báo “Can not start spooler service” có nghĩa máy in của bạn không thể kết nối dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu do cáp kết nối giữa máy in và máy tính không tiếp xúc tốt. Để khắc phục, bạn nên kiểm tra lại đầu cáp và chắc chắn cáp đã được lắp đúng vị trí. Sau đó, bạn vào Start > Run, gõ lệnh services.msc và tìm đến nhánh Print Spooler, nhấn chuột vào đó. Tiếp đến chọn Automatic trong phần Startup type. Cuối cùng nhấn Start để khởi động lại dịch vụ. Ngoài ra, nếu bạn in ở môi trường máy in chia sẻ thì máy sẽ không báo “Can not start spooler service” thay vào đó là "Server down". Nguyên nhân là do máy chủ đã tắt. Do vậy, bạn cần bật máy tính chia sẻ để việc in ấn diễn ra bình thường.

19. Máy in in kêu to
Máy in đặt ở nơi không bằng phẳng sẽ dấn đén khênh khay giấy và trục đào dẫn đến tiếng kêu to bất thường khi đang hoạt động. Ngoài ra, máy kêu còn có thể do trục truyền lực và các bánh răng truyền lực bị cong vênh bào mòn. Do vậy, cần kiểm tra và thay linh kiện bị mòn, hỏng. Nếu không phải do 2 nguyên nhân trên thì do áo sấy của máy bị rách và bạn chỉ cần thay áo sấy là được.
20. Máy in bị lỗi font
Unicode trong Word thì máy in được nhưng lại không in được các trang web Unicode. Cách khắc phục như sau:
  • Nhấn nút Print và cửa sổ Print hiện ra
  • Nhấn vào nút Properties, chọn tab Fonts, và chọn Print TrueType as graphics.
  • Chọn OK để in.
Ngoài ra để khắc phục, bạn cũng có thể cài thêm chương trình FinePrint để in được các trang web Unicode.
21. Máy in chậm
Máy in chậm có thể do từng loại máy in khác nhau. Ngoài ra có thể do hệ điều hành khi driver của máy in không tương thích với Win bạn cài. Bạn có thể vào trang web của hãng máy in đang dùng và tìm driver phù hợp. Trên đây là 21 sự cố máy in với đầy đủ nguyên nhân và chi tiết từng bước khắc phục. Rất khuyến khích những bạn đã có hiểu biết về kỹ thuật máy in tìm hiểu và xử lý theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng tôi lại đặc biệt khuyến cáo các bạn chưa hoặc ít am hiểu máy in thì chỉ nên tham khảo và phục vụ trong quá trình gọi thợ sửa máy in tại nhà mà thôi. Bởi vì, với một số sự cố phức tạp nếu không xử lý đúng cách, đúng kỹ thuật thì bạn lại chính là tác nhân khiến máy rơi vào tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên liên hệ với trung tâm sửa chữa uy tín để được tư vấn, khắc phục. 



No comments: