Học thức uyên bác là một yêu cầu của người Do Thái đối với doanh nhân. Không những họ yêu cầu mình mà còn yêu cầu cả người khác phải không ngừng học tập, học tập nữa, học tập mãi. Họ quyết không giao du với những kiến thức nghèo nàn, học vấn nông cạn, phẩm hạnh thô lỗ. Giao du với hạng người đó có thể được một chút lợi lộc trước mắt nhưng uy tín sẽ bị ảnh hưởng.
Tục ngữ từng nói: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”! Trái lại, giao du nhiều với những người có học thức uyên bác, không những hai bên cùng có lợi mà còn nâng cao được uy tín của mình, có lợi cho sự nghiệp phát triển lâu dài.
Các doanh nhân Do Thái sở kĩ có học thức uyên thâm, do có trí tuệ thương nghiệp rực rỡ và thực tiến nghiệp vụ phong phú hàng ngàn năm hun đúc nên. Đồng thời, do họ đã kế thừa được truyền thông dân tộc, đề cao tinh thần coi trọng học tập, tôn trọng tri thức, khuyến khích học tập.
Người Do Thái coi học tập là một nghĩa vụ suốt đợi không bao giờ được trễ nải. Một người càng có nhiều tri thức và hiểu biết, càng hay có thắc mắc, nghi vấn và càng cảm thấy mình còn kém hiểu biết.
Thắc mắc, nghi vấn chính là chiếc chìa khóa của sự học, có thể mở toang cánh cửa trí tuệ cho mọi người. Tinh thần ham hiểu biết chính là động lực thúc đẩy chúng ta học tập. Tìm hiểu và việc học tập sẽ giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
Công việc học tập của con người không được xem như một quá trình đơn giản tiếp nhận tri thức, tích lũy tri thức, không thể học vì học. Phải coi việc học giúp con người có kiến thức phong phú, có đầu óc nhanh nhạy, linh hoạt, cơ trí, có tầm quan sát – phát hiện đa dạng.
Việc học tập sẽ rèn luyện cho chúng ta khả năng quyết đoán nhanh nhạy. Ta có được khả năng này chỉ khi việc học tập lâu dài đã đi tới mức độ nhuần nhuyễn, thông tỏ mọi đường. Khả năng cảm nhận đó là một thứ “tri tính”, giúp con người có thể chớp lấy cơ hội trong nháy mắt, dự kiến được xu thế tương lai, nhìn ra sự biến động tinh vi, nắm được mặt vĩ mô và trừu tượng vô hình.
Đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nhân Do Thái có thể tung hòanh và đường hoàng ứng phó trong thương trường thế giới rộng lớn, quy mô to lớn, đầy biến động và cực kỳ mau lẹ.
Muốn có học thức uyên bác, con người phải ra công học tập. Học thức tới mức uyên bác mới có thể tinh thông, nhuần nhuyễn, ra hoa kết quả. Người Do Thái nói: “Nước trong giếng sâu không bao giờ hết, còn nước trong giếng cạn sẽ chóng cạn kiệt tới đáy”. Doanh nhân cũng phải có học thức uyên bác, phải coi việc học tập là một nghĩa vụ suốt đời.
(Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment