Quy trình đổ mực máy in tại nhà Hà Nội
Áp dụng cho các loại máy in laser đen trắng như : Canon, HP, Samsung, Brother, Panasonic, Lexmark, Xerox, Ricoh…
1. In một bản in test từ máy tính “print test page” trước khi tiến hành lấy hộp (Cartridge) mực ra khỏi máy in
2. Kiểm tra bản in test xem máy đã hết mực chưa, ngoài ra xem bản in test có dấu hiệu bẩn (vệt đen) hay không và đưa ra phương án thực hiện cho khách hàng.
3. Nếu máy hết mực thì tiến hành đổ mưc. Nếu máy có tình trạng bẩn bản in do linh kiện hộp mực đã kém cần thay thế thì thông báo cho khách hàng biết tình trạng máy in trước khi tiến hành đổ mực.
4. Tiến hành đổ mực theo các bước như sau :
5. mở hộp mực : tuỳ theo từng loại hộp mực có các cách mở khác nhau để đổ mực.
6. đổ mực thải (nếu có): tuỳ từng loại máy sẽ có hoặc không có mực thải
7. Vệ sinh sạch sẽ các linh kiện của hộp mực cần đổ mực, đổ mực cũ ẩm đi nếu có
8. Đổ mực mới vào ống mực
9. Lắp ráp các bộ phận của hộp mực vào : Trống, gạt từ, gạt mực, trục cao su,trục từ, chốt sắt,lò xo…
10. Lắp hộp mực vào máy in , tiến hành in bản in test. Nếu bản in chưa đạt yêu cầu thì kiểm tra lại từ đầu để xác định nguyên nhân.
Chú ý : Trong quá trình sử dụng máy in các linh kiện trong hộp mực sẽ bị hao mòn theo thời gian cụ thể là theo số lần đổ mực. số lần đổ mực càng nhiều thì linh kiện sẽ nhanh hỏng và cần thay thế để đảm bảo chất lượng bản in.

Showing posts with label thay thế linh kiện sửa chữa máy in. Show all posts
Showing posts with label thay thế linh kiện sửa chữa máy in. Show all posts

Tuesday, May 2, 2017

Bình tĩnh trước tình huống mắc kẹt giấy của máy in

Nguyên nhân của hiện tượng kẹt giấy khi in:

- Chất lượng giấy sử dụng để in không đảm bảo, giấy quá mỏng hoặc quá dày sẽ dễ bị kẹt trong quá trình in. Ngoài ra cũng không nên để lượng giấy quá nhiều trong khay giấy để tránh tình trạng bị kẹt máy in.
- Giấy bị ẩm vì lý do thời tiết hoặc bảo quản không tốt làm giấy bị nước ngấm vào bên trong nên khi in dễ bị kẹt trong máy in.
Trục kéo giấy bị mòn: sau một thời gian sử dụng trục kéo giấy của máy in bị mòn nên không còn lấy giấy đúng một tờ nữa và khi in cuộn cùng lúc hai đến ba tờ làm nghẽn giấy trong khay cuộn của máy in.
- Rách bao film (bao lụa), bề mặt tiếp xúc với trang in không đều nên trang in bị lệch qua một bên là nguyên nhân dẫn đến kẹt giấy. Việc rách bao lụa có thể do khi in bạn dùng giấy có gắn gim bấm để in nên gim bấm đã làm xước và rách bao lụa của máy in dẫn đến tình trạng nghẽn giấy khi in.

Các bước khắc phục tạm thời:

 Trước hết bạn cần tắt nguồn của máy in sau đó mở nắp máy in, ở mỗi loại máy in khác nhau có vị trí tháo lắp hộp mực khác nhau và được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu đi kèm theo máy.
Tùy theo phần giấy nhô ra, bạn dùng hai tay kéo nhẹ để rút ngược giấy đi vào hay rút tiếp tục theo chiều giấy đi ra. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm rách giấy, không giật mạnh tay.
- Nếu bạn không thể kéo được giấy ra một cách nhẹ nhàng vì bị kẹt quá chặt thì bạn không nên cố gắng để tiếp tục kéo giấy ra vì có thể sẽ gây hỏng gẫy các bộ phận khác bên trong máy in. Và bạn nên gọi cho dịch vụ sửa chữa máy in nhờ nhân viên kỹ thuật lấy giúp. Để đảm bảo sự cố không xảy ra nữa hoặc giải quyết dứt điểm hiện tượng này không để tái diễn nhiều lần sẽ khiến máy in của bạn hoàn toàn hỏng, bạn nên gọi điện cho trung tâm sửa chữa hoặc bảo hành máy in có uy tín để được tư vấn, sửa chữa hoàn chỉnh.

Saturday, April 15, 2017

Đổ mực máy in tại Hà Nội

Công ty cổ phần Văn Phòng Việt
Đổ mực máy in tại Hà Nội, giá rẻ-uy tín-chuyên nghiệp giá chỉ từ 80.000 - 100.000 vnđ.
Hotline : 0164.659.8796 - 043.5149166
Email: mucinvanphongviet05@gmail.com
(Chúng tôi sẽ có mặt ngay sau 15 -> 30 phút để giải quyết sự cố.)
Trụ sở chính : Số 3, Ngõ 16, Nguyễn Phúc Lai, Đống Đa, Hà Nội
Đổ mực máy in tại nhà giá rẻ.
-Cam kết mực in chính hãng giúp tối đa bản in
-Giảm giá 10% cho những khách hàng lớn, và những khách hàng thường xuyên.
-Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu.
-Giá rẻ - Dịch vụ tốt - Phục vụ chuyên nghiệp.
- Thiết bị máy văn phòng
- Mực đổ chính hãng máy in,photo,fax…
- Linh kiện máy in,fax
- Linh kiện máy Photo
- Tái sinh hộp mực in laser.
Cung Cấp Các Dịch Vụ :
- Kiểm tra khám chữa máy văn phòng
- Sửa chữa máy văn phòng( Máy in, fax, photocopy, scaner…)
- Bảo dưỡng,bảo trì,định kỳ máy văn phòng….
- Sửa chữa máy in,máy Photo,máy fax giá rẻ
- Đổ mực máy in ,máy photo ,máy fax … giá rẻ
- Máy in cũ, máy fax cũ,đổi mới..
- Tư vấn kỹ thuật miễn phí : 0164.659.87.96 Mr.Đông
Hân hạnh được phục vụ quý khách!

Sunday, April 9, 2017

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy photocopy

PHẦN I                  
                          CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY PHOTOCOPY
1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính.
1.1. Trống (Drum).

Trống là bộ phận chính của máy Photocopy làm nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh. Trống còn có tên gọi là trống từ, trống OPC (Organic Photo Conductor : quang dẫn hữu cơ). Trống được gọi là trống từ vì sử dụng từ tính trong quá trình tạo hình ảnh, gọi là trống OPC vì bề mặt trống có phủ lớp quang dẫn.
a). Cấu tạo của trống.
- Lõi trống : bằng kim loại phi từ tính (chủ yếu bằng nhôm)
hình trụ tròn, rỗng.
- Mặt trống : bề mặt trống được phủ lớp quang dẫn.
Chất quang dẫn là một hợp chất đặc biệt có hai tính chất.
- Nhiễm điện : dễ nhiệm điện tích âm và bảo lưu được điện tích trong bóng tối.
- Cảm quang : sẽ bị mất điện tính khi có ánh sáng chiếu vào, ánh sáng càng mạnh thì điện tích mất đi càng nhiều và ngược lại (tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào).
Dựa vào đặc điểm này của chất quang dẫn để chê tạo ra trống OPC. Trống OPC có ưu điểm là không sinh khí Ozon. Các loại trống của máy Photocopy đời cũ không dùng loại trống này nên trong quá trình sao chụp sẽ sinh ra khí Ozon, loại khí có ích cho môi trường trong việc ngăn chặn các tia cực tím bức xạ từ mặt trời có hại cho da con người, làm trái đất nóng lên (hiệu ứng nhà kính) nhưng khi con người tiếp xúc trực tiếp hay hít ngửi loại khí này lại rất có hại cho sức khoẻ.
b). Chú ý về trống.
Do đảm nhiệm vai trò chính trong quá trình sao chụp nên trống phải được bảo quản, bảo dưỡng tốt, chỉ bị một vết xước nhỏ trên bề mặt trống thì trên bản chụp sẽ có vệt đen tức thì.
Trong quá trình sao chụp, trống luôn cọ xát với các bộ phận khác nên lớp quang dẫn sẽ bị mòn đi. Khi lớp quang dẫn bị mòn quá nhiều thì phải thay trống (khoảng 150.000 - 200.000 bản chụp) tuỳ thuộc vào chế độ chụp và cách bảo quản.
Trên trống có một thanh gạt gọi là gạt mực, có nhiệm vụ gạt sạch mực và bột giấy còn sót lại sau khi chụp. Khi thay trống mới, ta cần phải thay luôn thanh gạt này để đảm bảo trống mới không bị xước do thanh gạt cũ.
1.2. Mực (Toner).
Mực là một loại chất làm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy mực. Mực của máy Photocopy ở dạng bột và có màu đen, thành phần chủ yếu là Cacbon (nguyên liệu có sẵn, dồi dào và có màu đen tự nhiên).
Mực có hai tính chất :
- Nhiễm điện : mực cũng có khả năng nhiễm điện tích dương khi được cọ sát với từ.
- Chảy dính : Khi gặp nhiệt độ cao (từ 160oC trở lên) mực sẽ bị nóng chảy. Khi bị nóng chảy, mực có độ kết dính cao và dính chặt vào giấy, tạo nên hình ảnh trên giấy.
Chú ý về mực
Do trực tiếp tạo nên bản chụp nên chất lượng của mực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản chụp. Mặt khác, trong quá trình sao chụp, mực tiếp xúc trực tiếp với một số bộ phận như lô sấy, lô ép và một số hạt mực có thể rơi vãi xuống trống. Vì vậy, độ mịn của mực và chất lượng của mực là rất quan trọng, cần phải quan tâm.
Hiện nay, trên thị trường có lưu hành nhiều loại mực giả với giá rẻ. Khi dùng loại mực này, các bộ phận của máy như trống từ, lô sấy, lô ép sẽ bị ảnh hưởng và giảm tuổi thọ nhanh chóng do mực không mịn và chảy dính không đều.
1.3. Bột từ (Developer).
Bột từ là những hạt sắt cực nhỏ có từ tính cao (bản chất là những hạt nam châm vĩnh cửu điện tính âm) làm nhiệm vụ mang mực đến sát trống. Sau khi đưa mực đến sát trống, do bề mặt trống nhiễm điện tích âm nên sẽ hút mực, đồng thời đẩy từ trở lại hộp từ để tiếp tục chuyển các hạt mực khác. Do vậy, bột từ tiêu hao không nhiều trong quá trình chụp mà chỉ bị giảm từ tính. Khi còn tốt, một hạt từ có thể mang được 2-3 hạt mực. Lượng mực cung cấp cho trống sẽ thay đổi tỷ lệ và gây cho bản chụp bị mờ hoặc bẩn, khi đó sẽ phải thay từ mới.
Chú ý về từ
Cũng như mực, từ hiện nay cũng bị làm giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất rất nhiều. Khi ta sử dụng hàng giả, hàng nhái, độ từ tính sẽ bị suy giảm rất nhanh và gây ra hai hiện tượng :
- Từ mang được ít mực nên bản chụp sẽ bị mờ.
- Từ không hút mực chặt nên các hạt mực rất dễ bị rơi vãi trên đường vận chuyển. Các hạt mực rơi vãi lung tung trong máy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của các bộ phận và bản chụp bị lem nhem.
1.4. Lô sấy (Hot Roller).
Là một trục tròn, thường có màu đen bằng kim loại dẫn nhiệt tốt (thường làm bằng hợp kim nhôm) có nhiệm vụ sinh nhiệt để làm mực nóng chảy.
Lô sấy bao gồm : đèn nhiệt, thăm nhiệt, cầu chì nhiệt.
Đèn nhiệt sinh ra nhiệt để lô sấy toả nhiệt ra bề mặt lô sấy.
Thăm nhiệt có nhiệm vụ đo nhiệt để báo về bộ xử lí.
Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ đèn nhiệt.
1.5. Lô ép (Presurre Roller).
Lô ép là một trục tròn bằng vật liệu đàn hồi (thường làm bằng cao su) có nhiệm vụ ép dính mực sau khi đã nóng chảy lên trên bề mặt giấy. Lô ép được đặt song song với lô sấy, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô sấy. Trong quá trình chụp, hai lô này quay ngược chiều nhau. Do vậy, nếu một trong hai lô này bị phồng lên hay sứt mẻ thì lô còn lại cũng bị ảnh hưởng nếu không được khắc phục sớm.
1.6. Cao áp.
Cao áp là bộ phận có nhiệm vụ sinh ra từ trường lớn để hút các bộ phận khác hay làm cho các bộ phận khác nhiễm điện.
Các loại cao áp trong máy Photocopy là :
- Cao áp nạp : nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống.
- Cao áp hút : hút mực từ trống xuống bề mặt giấy.
- Cao áp tách : tách giấy ra khỏi bề mặt trống.
1.7. Các bộ phận khác.
Trong máy Photocopy còn có hàng loạt các bộ phận khác như Sensor, cò tách giấy, các bánh răng, hệ thống gương, đèn quét, cuộn hút ... đảm nhận các vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động của máy.
2.1. Nạp điện tích (Drum Charge).
Trong bóng tối, bộ phận cao áp nạp nạp đồng đều điện tích âm lên bề mặt trống. Điện tích trên bề mặt trống được duy trì bởi lớp quang dẫn phủ trên bề mặt trống có khả năng lưu được điện tích cao trong bóng tối.
2.2. Lộ sáng (Expuse).
Hình ảnh của bản gốc được phản chiếu đến trống qua hệ thống gương và thấu kính. Điện tích đã được nạp trên bề mặt trống bị xoá tương ứng bởi cường độ mạnh của ánh sáng phản xạ, bằng cách này hình ảnh bản gốc được in trên bề mặt trống dạng âm bản (không quan sát bằng mắt thường được).
2.3. Xoá vùng (Eraser).
Ánh sáng từ đèn xoá vùng chiếu xuống vùng điện tích được nạp trên bề mặt trống mà không sử dụng cho hình ảnh copy. Điện tích của bề mặt trống trong vùng chiếu sáng sẽ bị giảm và lực hút tĩnh điện trong vùng đó bị tiêu tan. Đèn xóa vùng còn làm nhiệm vụ xóa trong các chức năng xóa gáy, xóa mép, xóa cỡ giấy.
2.4. Hiện ảnh (Developement).
Mực mang điện tích dương (điện tích dương được hình thành bởi sự ma sát giữa từ và mực) sẽ bị từ (mang điện tích âm) hút và đưa đến sát bề mặt trống. Vùng điện tích âm trên trống hút mực (do sự trái dấu của các điện tích) đồng thời đẩy từ quay trở lại (do sự cùng dấu của các điện tích) và do lực hút tĩnh điện của trống lớn hơn của từ. Hình ảnh bản gốc đã hiện rõ trên bề mặt trống có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
2.5. Hút ảnh (Image Transfer).
Giấy được cuốn đến sát bề mặt trống tương ứng vị trí của giấy và hình ảnh trên trống. Cao áp hút có điện thế âm sẽ hút mực từ trên trống rơi xuống bề mặt giấy do lực hút tĩnh điện của cao áp hút lớn hơn lực hút tĩnh điện của trống.
2.6. Tách giấy (Separate).
Cao áp tách (cao áp xoay chiều) ở dưới giấy vừa làm giảm điện tích trên tờ giấy vừa phá huỷ lực hút tĩnh điện giữa trống và giấy. Sau đó, phần đầu giấy được tách ra khỏi trống và được các cò tách giấy giúp tách giấy dễ dàng ra khỏi bề mặt trống.
2.7 Làm sạch (Cleaning).
Thanh gạt mực sẽ bóc mực còn sót lại trên bề mặt trống mà không được hút hết xuống giấy và gạt sạch mực vào hộp mực thải. Có một số Model, hộp chứa mực thải có bộ phận cơ khí guồng mực quay trở lại hộp cấp mực, hộp mực gần như được sử dụng 100% mà không bị lãng phí.
2.8. Xoá điện tích (Quenching).
Ánh sáng từ đèn xoá sẽ xoá trung hoà điện tích trên bề mặt trống, hoàn thành một chu kỳ chụp.
2.9. Định ảnh (Image Fix).
Lô sấy làm mực nóng chảy và lô ép sẽ ép mực dính chặt vào giấy.
                                                     PHẦN II
                     CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY COPYPRINTER

Máy in siêu tốc (Copyprinter) có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác hẳn với máy Photocopy. Máy Photocopy có nguyên lý hoạt động tương đối phức tạp, mỗi khi chụp một bản chụp, đèn chụp lại phải quét qua bản gốc một lần. Bên cạnh đó, do cơ chế sử dụng từ và nhiệt trong quá trình sao chụp nên tốc độ của máy Photocopy bị giới hạn rất nhiều.Hiện nay, máy Photocopy thông dụng chỉ có tốc độ từ 15-40 bản/phút, giá thành bản in cũng rất cao, khoảng từ 60đ/bản trở lên.
Máy in siêu tốc hoạt động chủ yếu dựa theo nguyên lý của máy in Roneo, sử dụng một dạng khuôn đặc biệt để quét mực lên bản in, việc tạo khuôn và in đều được máy thực hiện. Do cơ chế in như vậy nên máy in siêu tốc có thể đạt tốc độ rất cao đến 120bản/phút và giá thành một bản in có thể hạ xuống rất rẻ 30đ/bản tuỳ thuộc vào số lượng bản chụp từ một bản gốc.
1. Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính.
1.1. Trống.

Trống là bộ phận có chức năng quan trọng trong quá trình in. Không như trống của máy Photocopy có nhiệm vụ chuyển đổi hình ảnh, trống của máy CopyPrinter có chức năng như một chiếc lô làm nhiệm vụ phân phối mực và điều khiển khuôn in lên bản chụp.
Cấu tạo của trống
Trống của máy CopyPrinter không có các tính chất cảm quang và nhiễm điện mà chỉ mang tính cơ khí.
- Thành trống : làm bằng sắt mỏng, được cuốn tròn và ghép cơ khí hai đầu. Trên thành có đục lỗ để mực thấm ra ngoài
- Lưới lọc mực : nằm ngoài cùng có tác dụng lọc mực từ trống xuống Master.
- Trục cán mực : nằm trong lòng trống làm nhiệm vụ dàn đều mực in ra thành trống.
- Đầu thăm mực : nằm trong lòng trống làm nhiệm vụ thăm dò lượng mực trong trống.
Chú ý về trống : Trống của máy in siêu tốc là loại trống vĩnh cửu có độ bền cao. Nếu bảo quản tốt thì có thể in được đến 20 triệu bản chụp, một con số lớn hơn nhiều so với máy photocopy chỉ chụp được từ 70 nghìn - 150 nghìn bản chụp đã phải thay thế trống mới.
Khi sử dụng và bảo dưỡng máy, cần tránh các va chạm vật lý và cơ học không để trống bị bóp méo. Không sử dụng mực rẻ tiền, mực làm giả làm nhái, mực kém chất lượng sẽ gây dính bết và làm tắc các đường ra của mực.
1.2. Mực.
Mực có nhiệm vụ thể hiện hình ảnh trên giấy. Mực của máy Copyprinter ở dạng nước, màu đen, có độ bám dính cao để có thể bám dính tốt trên giấy. Thành phần chủ yếu là Cacbon và chất dung môi.
Chú ý về mực : mực trực tiếp tham gia tạo nên bản chụp, vì vậy chất lượng của mực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản chụp và tuổi thọ của một số vật tư khác. Do đó, không sử dụng mực rẻ tiền, mực làm giả làm nhái, mực kém chất lượng sẽ gây dính bết và làm tắc các đường ra của mực.
1.3. Master (giấy nến).
Làm nhiệm vụ khuôn in (bản mẫu), Master cuốn quanh trống trong quá trình in.
Cấu tạo của Master : là một loại giấy đặc biệt có hai mặt
- Mặt Nylon : được tráng nhựa đặc biệt có đặc tính không thấm và dễ bị đục thủng khi gặp tia nhiệt hội tụ. Mặt này của Master sẽ áp sát đầu nhiệt khi tạo khuôn mẫu và áp sát vào giấy trong quá trình in.
- Mặt Cotton : được làm bằng sợi hóa học tổng hợp, có tính thấm đồng đều, áp sát bề mặt trống trong quá trình in để hút mực ra ngoài.
1.4. Đầu nhiệt.
Đầu nhiệt là một ma trận đèn, có nhiệm vụ tạo khuôn cho quá trình sao chụp.
Tín hiệu ánh sáng phản xạ từ bản gốc sau khi được chuyển đổi thành tín hiệu số sẽ được gửi đến đầu nhiệt. Đầu nhiệt sẽ phát ra các tia nhiệt cực mảnh để đục thủng Master tạo nên bản mẫu.
1.5. Các bộ phận khác.
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
Máy in siêu tốc có khả năng xử lý tín hiệu số nên các thao tác xử lý đậm nhạt, phóng to thu nhỏ, chế độ văn bản/hình ảnh đều được thực hiện ở đây.
* Bộ phận thải Master : sau khi sử dụng, cần loại bỏ Master cũ và thay thế bằng Master mới
Bộ phận thải Master bao gồm :
- Hộp thải Master : chứa đựng các tờ Master sau khi thải ra
- Trục thải Master 1 : có nhiệm vụ cuốn tờ Master ra khỏi trống
- Trục thải Master 2 : có nhiệm vụ cuốn tờ Master ra khỏi trục thải Master 1 đến hộp thải Master.
* Ngoài ra, còn có các bộ phận như : Sensor, lẫy tách giấy, các bánh răng, mô tơ, hệ thống gương, đèn chụp......
2. Nguyên lý hoạt động.
Các bước của quá trình sao chụp : quá trình sao chụp của máy in siêu tốc có thể chia thành hai giai đoạn chính :
- Quá trình tạo Master (tạo khuôn) : là quá trình từ khi cho bản gốc vào để quét cho đến khi tờ Master được tạo xong và được chuyển đến bao quanh trống.
- Quá trình in : mực từ lòng trống phun qua Master và in lên trên giấy tạo hình ảnh trên bản chụp.
* Quá trình tạo Master : bao gồm 3 bước.
- Thải Master (Master Ejecting) : sau khi in xong, tờ Master vẫn còn bao quanh trống. Khi tiến hành in từ một bản gốc khác, ta ấn nút lệnh tạo Master mới, máy sẽ tự động tách tờ Master của quá trình in trước ra khỏi trống và đưa đến hộp chứa Master thải.
- Quét ảnh (Scanning) : quét hình ảnh bản gốc bằng cảm nhận tương phản hình ảnh. Trong bước này, bản gốc và đèn chụp phải chuyển động tương đối với nhau. Có thể là bản gốc đứng yên và bản chụp chạy hoặc bản gốc chạy và đèn chụp đứng yên .
- Tạo Master (Master Making) : tín hiệu ánh sáng phản xạ từ bản gốc sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số. Tín hiệu số này được đưa đến đầu nhiệt để đục lỗ, tạo nên hình ảnh bản gốc trên bề mặt Master, tờ Master được cuốn bao quanh trống.
* Quá trình In : bao gồm 3 bước.
- Cuốn giấy : giấy được đưa đến sát bộ phận trống bằng hệ thống gắp và cuốn giấy bao gồm tấm nhựa tách giấy và trục cuốn giấy.
- In (Printing) : ép giấy được cuốn từ bộ cuốn giấy và áp sát bề mặt trống trong khi trống quay để dính mực từ lòng trống qua lưới lọc, Master.
- Thoát giấy : tách giấy in bằng vòi tách giấy và quạt gió, xếp giấy ra bàn đỡ giấy.

                                                                                                     
                                                    PHẦN III
    CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY PHOTOCOPY KỸ THUẬT SỐ 

Chức năng các khối
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào máy.
* Bảng mạch xử lý điều khiển : có nhiệm vụ phân tích, xử lý thông tin, yêu cầu mà người sử dụng đưa vào, rồi gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh
* Bộ xử lý ảnh : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều khiển gửi đến. Tất cả các yêu cầu về độ đậm nhạt, phóng to thu nhỏ đều được thực hiện ở đây.
* Điều khiển súng Laze : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến súng (đèn) Laze .
* Súng Laze : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển súng Laze để vẽ hình ảnh lên trống.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy kỹ thuật số kết hợp nguyên lý hoạt động của máy Copyprinter và máy Photocopy, có phần quét như Copyprinter và phần in như Photocopy.
* Phần quét : Đèn quét chiếu ánh sáng tới bản gốc, ánh sáng phản xạ được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ bộ CCD, sau đó được biến đổi thành tín hiệu số nhờ bộ biến đổi A/D, tín hiệu số được gửi đến bộ xử lý ảnh.
* Phần xử lý : Bảng mạch xử lý phân tích yêu cầu người sử dụng đưa vào, gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh. Bộ xử lý ảnh tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều khiển gửi đến, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu đến bộ phận điều khiển súng Laze.
* Phần in : bộ điều khiển súng Laze tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến điều khiển súng (đèn) Laze .
Súng Laze sẽ vẽ hình ảnh lên trên bề mặt trống, đây là bước lộ sáng trong máy Photocopy, các bước tiếp theo đều giống như của máy Photocopy.

                                                    PHẦN IV
                             CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MÁY ĐA CHỨC NĂNG

1. Chức năng các khối
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào máy.
* Bảng mạch xử lý điều khiển : có nhiệm vụ phân tích, xử lý thông tin, yêu cầu mà người sử dụng đưa vào, rồi gửi tín hiệu đến bộ xử lý ảnh
* Bộ xử lý ảnh : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bảng mạch xử lý điều khiển gửi đến. 
* BiCU : bộ xử lý hình ảnh trực tiếp bên trong bộ xử lý ảnh. Tất cả các yêu cầu về độ đậm nhạt, phóng to thu nhỏ đều được thực hiện ở đây.
* Điều khiển súng Laze : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý ảnh, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến súng (đèn) Laze .
* Súng Laze : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển súng Laze để vẽ hình ảnh lên trống.
* Giao diện kết nối in : phần kết nối để có thể làm việc với máy vi tính, máy có thể thực hiện được chức năng in khi nhận lệnh in từ máy vi tính.
* Giao diện kết nối quét : phần kết nối để có thể làm việc với máy vi tính, máy có thể thực hiện được chức năng quét hình ảnh, tài liệu, văn bản rồi lưu lại trong ổ đĩa cứng khi nhận lệnh quét từ máy vi tính.
* Giao diện kết nối FAX : phần kết nối để máy có thể gửi và nhận tín hiệu FAX.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy đa chức năng thực chất là chức năng của một máy Photocopy kỹ thuật số có khả năng kết nối với các giao diện chức năng.
* Bộ chuyển đổi CCD : ánh sáng phản xạ từ bản gốc qua một hệ thống thấu kính được đưa đến bộ CCD. Tại đây, ánh sáng được phân tích thành các màu khác nhau theo quang phổ và được chuyển đổi thành tín hiệu điện (dạng tương tự - analog).
* Bộ chuyển đổi A/D : tín hiệu điện từ bộ CCD được chuyển đến bộ A/D. Tại đây, tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu số - digital.
* Bàn phím : có nhiệm vụ đưa thông tin, yêu cầu của người sử dụng vào máy.
* Bộ xử lý trung tâm : có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin của người sử dụng, tiếp nhận tín hiệu từ phần quét, tiếp nhận tín hiệu FAX đến từ đường dây điện thoại. 
* Điều khiển thiết bị in : tiếp nhận thông tin từ bộ xử lý trung tâm, xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu điều khiển đến thiết bị in.
* Thiết bị in : chịu sự điều khiển của bộ điều khiển thiết bị in để tạo ra hình ảnh trên giấy.
2. Nguyên lí hoạt động 
2.1. Quét  
Ánh sáng từ đèn quét chiéu lên bản gốc và phản xạ theo độ tương phản hình ảnh đến bộ cảm nhận ánh sáng. Bộ cảm nhận ánh sáng sẽ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng đã nhận được sang tín hiệu quang điện. Tín hiệu quang điện này sau đó được mã hóa thành tín hiệu số và được gửi tới bộ xử lý trung tâm.
2.2. Xử lý trung tâm 
Nhận tín hiệu từ bộ phận quét hoặc từ bộ kết nối mạng điện thoại kèm theo các lệnh điều khiển bổ sung từ bảng mạch điều khiển. Bộ xử lý sẽ điều chế và phân chia đường đi cho các hướng tín hiệu.
2.3. Bộ kết nối mạng điện thoại 
Lưu ý khi cài đặt FAX, cần chọn chế độ phù hợp với dạng tín hiệu điện thoại.
Bộ phận này chỉ làm việc trong chế độ nhận và truyền tín hiệu khi gửi FAX hoăch nhận FAX.
Khi sử dụng chức năng Photocopy và in thử thì bộ phận này không làm việc
2.4. Bộ phận In
Tín hiệu hình ảnh sau khi được xử lý và điều khiển được đưa đến bộ phận điều khiển in. Bộ phận điều khiển in sẽ xử lý và đưa đến thiết bị in để tạo hình ảnh lên bề mặt trống.
                                   NĂNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG PLC
                                                     PROGRAMMABLE LOGIC CONTROL )
PLC-Thiết bị điều khiển logic lập trình sẵn (hoặc thiết bị điều khiển logic khả trình) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay thế cho việc phải thể hiện thuật toán đó bằng mạch điện.
Như vậy, với chương trình điều khiển sẵn có bên trong, PLC trở thành một bộ điều khiển số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán, đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung quanh.
Các chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ của PLC.
Để thực hiện được một chương trình điều khiển, PLC phải có tính năng như một máy tính, phải có bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình điều khiển, các cổng ghép nối với các đối tượng điều khiển và môi trường xung quanh.
Sơ đồ tổng quát của PLC
Để hiểu được PLC hoạt động thế nào, cần nắm được thế nào là Logic.
Logic mang nhiều ý nghĩa :
- đúng đắn - chính xác - phù hợp - tương thích
- cùng bản chất - cùng hướng - đồng nhất
Một hệ thống hay thiết bị hoạt động theo nguyên lý PLC thì tất cả các hoạt động của hệ thống hay thiết bị đều được lập trình trước và được lưu vào bộ nhớ, chỉ cần nhấn nút điều khiển hoặc nhập thông số cho máy, CPU bên trong sẽ xử lý các dữ liệu để đưa tín hiệu điều khiển cho các bộ phận của máy hoạt động.
* Thiết bị thăm dò : có chức năng kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạt động của bộ phận chấp hành rồi báo về bộ điều khiển, chịu sự điều khiển của mạch điều khiển chính. Thiết bị thăm dò không có chức năng đưa ra lệnh điều khiển.
* Bàn điều khiển : có các phím chức năng để người sử dụng đưa ra các yêu cầu điều khiển, xử lý dưới dạng ngôn ngữ của máy.
* Bảng mạch điều khiển chính MCB (Main Control Board) : có chức năng tập hợp các yêu cầu đưa vào, thu nhận tín hiệu thăm dò rồi tiến hành xử lý những thông tin đó, gửi tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện.
* Thiết bị điện ( cơ cấu chấp hành) : có chức năng thực hiện các công việc, yêu cầu của xử lý mà bảng mạch điều khiển đưa đến.
* Nguồn : có chức năng cấp nguồn cho các thiết bị, các bộ phận hoạt động. Sự cấp nguồn có thể chịu sự điều khiển của bảng mạch chính.
Ví dụ thực tế : một chiếc máy giặt gia đình.
Người sử dụng trước khi cho máy hoạt động cần đưa các thông số cho máy
- Đưa khối lượng quần áo cần giặt vào cho máy là khoảng bao nhiêu.
- Thời gian giặt là bao nhiêu
- Chế độ giặt như thế nào
Máy giặt sẽ đo lượng nước chảy vào máy đã đủ cho lượng quần áo cần giặt chưa. Nếu đã đủ thì bắt đầu hoạt động, nếu chưa đủ thì sẽ tiếp tục cho nước vào hoặc báo người sử dụng cho thêm nước.
Khi đã hoạt động thì máy sẽ làm tất cả các thao tác giặt, vò, vắt quần áo trong khoảng thời gian đã định sẵn. Khi kết thúc tất cả quá trình sẽ thông báo cho người sử dụng.
Người sử dụng chỉ việc lấy quần áo ra và đem phơi ngoài trời.
Như vậy, tất cả các thao tác của máy đều được lập sẵn trong máy, máy sẽ tự động điều khiển và thi hành.
Với cơ chế hoạt động và thi hành như vậy thì một thiết bị hay một hệ thống hoạt động theo nguyên lý PLC, khả năng hoạt động, thi hành càng nhiều các chức năng thì thiết bị hoặc hệ thống đó càng "thông minh" và có giá trị sử dụng cao.
Xu hướng của Khoa học kỹ thuật hiện nay là tạo ra các loại máy móc để phục vụ cho con người, máy móc càng ngày càng gọn nhẹ, có thể thi hành được nhiều chức năng, máy móc càng ngày càng "thông minh", vì vậy học và tìm hiểu cơ cấu hoạt động các thiết bị, hệ thống hiện đại, tiên tiến là công việc bắt buộc của một kỹ thuật viên.

Wednesday, April 5, 2017

Tổng hợp tất cả các lỗi máy in thường gặp và cách khắc phục

Vô vàn các lỗi máy in thường gặp, ít gặp sẽ được chính bạn khắc phục triệt để, đơn giản ngay tại nhà nếu làm theo các hướng dẫn của chuyên gia.

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các thương hiệu máy in khác nhau. Mỗi loại máy đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, dù bạn đang sử dụng thương hiệu nào?, dòng cao cấp hay bình dân?, máy đắt hay rẻ?... đôi khi cũng gặp phải các sự cố không thể lường trước được. Bài tổng kết này hướng dẫn khắc phục các lỗi máy in thường gặp.

Tự khắc phục 20+ lỗi máy in thường gặp tại nhà

1. Lỗi bản in có một vệt đen chạy dọc, thẳng từ trên xuống
Bản in có một vệt đen chạy dọc từ trên xuống dưới có thể do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do gạt mực bị cô đặc bám chặt, bạn cần vệ sinh sạch sẽ gạt mực. Ngoài ra, có thể do gạt mực bị xước, sứt và giải pháp cho bạn là thay gạt mực mới nếu dùng đã quá lâu.
2. Lỗi bản in có những chấm nhỏ hoặc vệt đen to đậm ngang bản in

Nguyên nhân:
  • Trổng bị sứt do in lâu ngày
  • Trục cao su bị hỏng
Khắc phục: Thay trống in, thay trục cao su
3. Máy in khi in các vị trí không đều, tạo khoảng trống giữa
Hiện tượng này không phải do hết mực mà do máy in bị hỏng trống mực dẫn đến bản in vị trí in đậm, nhạt không đều, thậm chí còn không in được. Bạn chỉ cần thay trống là có thể khắc phục hiện tượng này thật đơn giản.
4. Bản in đen, lem nhem từ trên xuống
Sự cố này chủ yếu do găn mực thải bị đầy nên tràn ra bản in. Bạn tháo hộp mực và đổ hết mực thải. Lưu ý, sau đó nên đổ thêm mực mới không ống mực sẽ hết và chỉ in được 3 -5 trang giấy nữa. Thêm một nguyên nhân khác khiến bản in bị đen là do việc đổ mực máy in không thích hợp. Vì vậy, bạn cần chọn loại mực in thích hợp với hãng máy.
5. Bản in trắng toàn bộ
Trường hợp trắng bản chỉ có thể do lỗi trục từ gây ra. Lò xo ở đầu trục từ bị gãy một nửa, lệch vòng xoay, biến dạng hoặc gãy. Lúc này, bạn cần tháo hộp mực để kiểm tra lại lò xo. Nếu phát hiện lệch, méo thì uốn nắn lại lò xo. Còn gãy thì không thể hàn được mà phải thay trục từ mới
6. Lỗi bản in mờ, chữ không nét và không đậm
Nguyên nhân:
  • Gương phản xạ của máy in bị mờ do bám bụi hoặc hơi nước.
  • Nạp mực máy in không đúng chủng loại
  • Trục từ bị giảm tính từ
  • Vỏ trục từ quá mòn
Cách khắc phục:
  • Vệ sinh gương phản xạ.
  • Đổ mực máy in với loại mực phù hợp
  • Thay trục từ
Ngoài ra, nếu máy đang ở chế độ tiết kiệm mực thì bản in cũng sẽ bị mờ. Vì vậy, bạn cần kiểm tra chế độ máy nếu có phím ECONOMY thì tắt đi. Nếu máy in cho phép cài đặt chế độ in tiết kiệm trong trình điều khiển. Bạn kích chuột phải vào biểu tượng máy in, chọn Printing Preferences Advand, trong mục EconoMode chọn Off. 
7. Lỗi bản in bị nhòe chữ, nhoè đường kẻ

Nguyên nhân:
  • Giấy in ẩm, mỏng quá
  • Lô sấy hỏng khiến nhiệt sinh ra không đủ nóng để sấy bản in
  • Đổ mực không đúng cách
  • Trống in quá mòn
Khắc phục:
  • Thay giấy in sử dụng loại giấy đạt tiêu chuẩn tốt nhất định lượng 70 trở lên
  • Thay lô sấy
  • Đổ mực loại phù hợp
  • Thay trống in mới
8. Máy in sai mầu, mất mầu
Nguyên nhân: Đầu phun bị tắc do lâu không sử dụng Khắc phục: Chạy chế độ clean trong mục maintenance đến khi đạt yêu cầu thì thôi. Nếu chạy nhiều mà chưa được thì phải tháo đầu phun ra vệ sinh sạch sẽ.
9. Máy in không kéo được giấy
Nguyên nhân:
  • Bộ phận tách giấy (quả đào) bị mòn do dùng quá lâu
  • Bề mặt của giấy quá trơn làm ống cuộn giấy không lấy được giấy
Khắc phục:
  • Tháo quả đào ra rồi dịch chuyển tấm cao su trên bề mặt hoặc thay quả đào mới.
  • Thử dùng loại giấy khác cho máy in.
10. Máy in kéo giấy nhiều tờ cùng một lúc
Nguyên nhân:
  • Giấy mỏng và có độ ẩm cao nên dính vào nhau.
  • Trục đào của máy bị mòn
Khắc phục:
  • Nếu do giấy thì bạn nên kiểm tra bằng cách dùng giấy vừa mới in xong để in lại, nếu vẫn bị dính nhiều tờ cùng lúc thì phải gọi kỹ thuật viên.
  • Trào đào bị mòn thì cần thay trục đào.
11. Máy in bị kẹt giấy


Có rất nguyên nhân dẫn đến máy in bị kẹt giấy. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục:

  1. Bao lụa bị cháy do mỡ nhiệt bị khô, mất tác dụng giải làm giấy bị kẹt. Vì vậy, bạn cần thay thế bao lụa mới cùng loại và chú ý bôi mỡ nhiệt.
  2. Vô tình làm rơi vật rắn vào bên trong máy in làm máy bị kẹt giấy. Do đó, cần hết sức cẩn thận và lấy vật rắn ra ngoài
  3. Bộ lăn kẹp giấy bị bẩn. Bạn khắc phục bằng cách tắt máy in và vệ sinh con lăn kẹp giấy bằng cao su nằm trên trục ngang của máy.
  4. Giấy in quá cứng hoặc quá nát khiến máy kẹt giấy. Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên bạn hủy bỏ lệnh in, sau đó tháo hộp mực và cầm 2 mép giấy kéo nhẹ tờ giấy bị kẹt ra ngoài. Tiếp theo, bạn thay loại giấy in mới đạt chất lượng. Cuối cùng restart lại máy.
  5. Bộ phận cảm biến ở cửa máy và khay cuốn giấy bị lỗi khiến máy báo Jam paper. Trong trường hợp này, bạn cần thay bộ phận cảm biến.
Ngoài ra để tránh máy in bị kẹt giấy, bạn cũng cần lưu ý:
  • Không để quá nhiều giấy vào khay đựng
  • Cần sắp xếp giấy trong khay gọn gàng, ngăn nắp
  • Không trộn các loại giấy khác nhau trong cùng 1 khay
  • Đảm bảo kích cỡ giấy vừa với khay đựng
  • Không được lấy giấy ra khỏi khay trong khi máy đang hoạt động
  • Chỉ sử dụng các loại giấy chất lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Mặt cần in của giấy được để úp trong khay giấy thường và để ngửa trong khay giấy nạp tay…
12. Máy in nháy đèn vàng liên tục

Đèn vàng máy in nháy liên tục có thể do 3 nguyên nhân chính là máy bị kẹt giấy, giấy chưa tiếp xúc với bộ phận nạp giấy hoặc do hộp mực. Với nguyên nhân bị kẹt giấy, bạn có thể kiểm tra và khắc phục theo hướng dẫn ở phần trên. Còn trường hợp giấy chưa tiếp xúc với bộ phận nạp giấy thì hãy đẩy khay giấy sát vào tới khi giấy được cuộn và in dễ dàng. Hộp mực lắp không đúng cách hoặc điểm tiếp xúc trên chip mực không tốt gây ra đèn vàng nháy liên tực. Lúc này, bạn cần kiểm tra và khắc phục. Nếu không tự khắc phục được thì nên gọi trung tâm sửa chữa máy in để được hỗ trợ.
13. Máy in không hoạt động
Máy in không hoạt động cũng là một trong các lỗi thường gặp. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là người dùng quên cấp nguồn cho máy in, hư hỏng cáp nối dữ liệu, hoặc quên chưa đóng nắp máy in. Với nguyên nhân này, bạn cần kiểm tra dây cắm nguồn máy in với ổ điện đã kết nối chưa hay giắc cắm, dây có vấn đề. Sau đó, bạn xem đã khởi động máy chưa và nút POWER có sáng không. Nếu mọi thứ đều ổn thì có thể dây cáp nối dữ liệu bị hư hỏng. Nếu dây cáp bị đứt thì bạn cần phải thay dây mới ngay.
Còn trường hợp máy không hoạt động được là do quên chưa đóng nắp máy in. Vì vậy, sau khi thay mực, vệ sinh, gỡ giấy kẹt… bạn cần chú ý đóng nắp máy và đóng cho khớp. Ngoài ra, đối với các máy in văn phòng trường hợp máy in không hoạt động có thể do người dùng không bật máy tính chủ lên. Do vậy, nếu máy không in được bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố này. 
14. Máy in không in được
Máy in không in được có thể do một số nguyên nhân sau:
  • Chưa kết nối máy tính với máy in thông qua dây USB. Vì vậy, đầu tiên bạn cần kiểm tra kết nối của máy in máy tính. Nếu đã cắm dây USB mà máy vẫn không hoạt độngt hì có thể dây bị lỗi và nên thay dây mới.
  • Cài nhiều máy in dẫn đến ấn lệnh in nhưng chọn sai máy cần in nên cần kiểm tra máy in trong mục Printer của giao diện in.
  • Card fomater của máy in bị lỗi cần kiểm tra và thay mới để máy hoạt động trở lại.
15. Máy in bị treo
Do thực hiện quá nhiều lệnh in khiến máy in không thể load kịp dẫn đến máy in bị treo. Để khắc phục, bạn thực hiện như sau:
  1. Đăng nhập vào mục printer trên máy tính. Lúc này, danh sách các tập tin đang chuẩn bị in sẽ hiện lên
  2. Nhấn vào từng tập tin và nhấn cancel để xóa bỏ 1 số lệnh in hoặc nhấn cancel all documents để xóa toàn bộ.
  3. Khởi động lại máy in máy sẽ lại hoạt động bình thường.
Ngoài ra máy in có thể bị treo nếu tập dữ liệu cần in ấn quá lớn.
16. Hủy tài liệu đang in
Ra lệnh in nhiều trang tài liệu nhưng đột nhiên muốn hủy vì một lý do nào đó thì phải làm thế nào? Để xử lý vấn đề này, bạn vào Start > Run, gõ lệnh Cmd. Tại cửa sổ Command Prompt gõ vào hai dòng sau Net stop spooler và nhấn Enter để dừng dịch vụ in. Cuối cùng gõ tiếp Net Start spooler để kích hoạt lại dịch vụ in.
17. Máy in bị kẹt mực
Máy in bị kẹt mực máy in ngừng hoạt động và các đèn trên máy in nhấp nháy liên tục. Lúc này, hộp mực kết nối của bạn chắc chắn có vấn đề do việc bơm lại mực cho hộp mực cũ không đúng khiến mực in bị kẹt trên đầu phun. Gặp phải sự cố này, bạn hãy tháo hộp mực ra và dùng khăn khô mềm để làm sạch đầu phun. Thao tác hoàn tất, máy in của bạn sẽ hoạt động trở lại bình thường.
18. Lỗi kết nối máy in


Khi màn hình máy tính hiển thị thông báo “Can not start spooler service” có nghĩa máy in của bạn không thể kết nối dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu do cáp kết nối giữa máy in và máy tính không tiếp xúc tốt. Để khắc phục, bạn nên kiểm tra lại đầu cáp và chắc chắn cáp đã được lắp đúng vị trí. Sau đó, bạn vào Start > Run, gõ lệnh services.msc và tìm đến nhánh Print Spooler, nhấn chuột vào đó. Tiếp đến chọn Automatic trong phần Startup type. Cuối cùng nhấn Start để khởi động lại dịch vụ. Ngoài ra, nếu bạn in ở môi trường máy in chia sẻ thì máy sẽ không báo “Can not start spooler service” thay vào đó là "Server down". Nguyên nhân là do máy chủ đã tắt. Do vậy, bạn cần bật máy tính chia sẻ để việc in ấn diễn ra bình thường.

19. Máy in in kêu to
Máy in đặt ở nơi không bằng phẳng sẽ dấn đén khênh khay giấy và trục đào dẫn đến tiếng kêu to bất thường khi đang hoạt động. Ngoài ra, máy kêu còn có thể do trục truyền lực và các bánh răng truyền lực bị cong vênh bào mòn. Do vậy, cần kiểm tra và thay linh kiện bị mòn, hỏng. Nếu không phải do 2 nguyên nhân trên thì do áo sấy của máy bị rách và bạn chỉ cần thay áo sấy là được.
20. Máy in bị lỗi font
Unicode trong Word thì máy in được nhưng lại không in được các trang web Unicode. Cách khắc phục như sau:
  • Nhấn nút Print và cửa sổ Print hiện ra
  • Nhấn vào nút Properties, chọn tab Fonts, và chọn Print TrueType as graphics.
  • Chọn OK để in.
Ngoài ra để khắc phục, bạn cũng có thể cài thêm chương trình FinePrint để in được các trang web Unicode.
21. Máy in chậm
Máy in chậm có thể do từng loại máy in khác nhau. Ngoài ra có thể do hệ điều hành khi driver của máy in không tương thích với Win bạn cài. Bạn có thể vào trang web của hãng máy in đang dùng và tìm driver phù hợp. Trên đây là 21 sự cố máy in với đầy đủ nguyên nhân và chi tiết từng bước khắc phục. Rất khuyến khích những bạn đã có hiểu biết về kỹ thuật máy in tìm hiểu và xử lý theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng tôi lại đặc biệt khuyến cáo các bạn chưa hoặc ít am hiểu máy in thì chỉ nên tham khảo và phục vụ trong quá trình gọi thợ sửa máy in tại nhà mà thôi. Bởi vì, với một số sự cố phức tạp nếu không xử lý đúng cách, đúng kỹ thuật thì bạn lại chính là tác nhân khiến máy rơi vào tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên liên hệ với trung tâm sửa chữa uy tín để được tư vấn, khắc phục. 



10 lỗi thường gặp của máy photocopy

Áp dụng cho các dòng máy :
Máy photocopy Ricoh FT 4027/ 5832/ 5840/ 4422/ 4621/ 4615/ 7950/ 7960/ 7650/ 7660.
Máy photocopy Ricoh aficio 1034/ 1045/ 2035/ 2045/ 3035/ 2590/ 1500/ 2018/ 2015/ 1113/ 1118/ 3590/ 3591/ 3045/ 3025/ 551/ 650/ 700/ 1055/ 1060/ 1075/ 2060/ 2051/ 2075.
Máy photo Toshiba e-Studio 35/ 45/ 55/ 65/ 350/ 450/ 352/ 452/ 353/ 550/ 650/ 810/ 520/ 600/ 720/ 850.
Máy photocopy Sharp AR-5316/ 5320/ 5316E/ 5320E/ 5516/ 5520/ 5516D/ 5520D/ 5516N/ 5520N/ M206/ 5127/ M236/ M276/ 651/ M420U .
Máy photocopy Canon Ir 2318L/ 1024/..
Ngoài ra còn có các dòng máy photocopy khác như : Máy photocopy KYOCERA , KONICA, SAMSUNG, XEROX, HP, PANASONIC .
Một số lỗi máy photocopy thường gặp và cách khắc phục :
Lỗi 1: Máy photo hay bị tắc giấy, kẹt giấy , giấy ra nhiều, không ra bản in ở khay giấy đựng .
·         Nguyên nhân : Bộ phận kéo giấy , lô kéo đã bị mòn do thời gian sử dụng đã lâu.
·         Khắc phục: Thay lô kéo
Lỗi 2 Máy photo khi dùng vẫn ra bình thường nhưng mặt trên mờ, mặt dưới chữ đậm hơn .
·         Nguyên nhân : Do bộ phận sấy kém , nhiệt độ không đúng .
·         Giải pháp khắc phục : sửa máy photocopy , thay linh kiện .
Lỗi 3: Bản in của máy photocopy có vết đen ngang khổ giấy, vệt đen, đôi khi có các nốt chấm đen .
·         Nguyên nhân : Máy có thể hỏng bộ phận cao su làm không trung hòa điện tích của hộp mực .
·         Giải pháp khắc phục: Kiểm tra nguyên nhân, nếu hỏng nên thay linh kiện mới để đảm bảo cho máy vận hành tốt và bảo vệ các linh kiện khác của máy.
Lỗi 4: Bản in của máy photocopy mờ toàn bộ trang hoặc 1 phần trang , mực in không đồng đều trên bản in .
·         Nguyên nhân : Hết mực, trống hoặc cụm từ sai .
·         Giải pháp khắc phục: Đổ mực, thay linh kiện .
Lỗi 5: Máy photocopy bị vệt đen đậm dọc trang .
·         Nguyên nhân : Trống bị xước .
·         Khắc phục : Thay trống .
Lỗi 6 : Khi quét ở máy photocopy, vì sao bản in scan lệch tâm .
·         Nguyên nhân: Do giấy trong khay chưa đúng với kích thước quy định . Đặt giấy trên DADF chưa chính xác -> quét lệch .
·         Cách khắc phục : Chỉnh lại các size giấy cho hợp lý , đặt lại giấy
Lỗi 7 : Nếu máy photocopy  báo lỗi đầy mực thải . Đối với máy photocopy kỹ thuật số báo lỗi E019: bình mực thải đã bị đầy hoặc Sensor báo mực thải bị hỏng .
·         Nguyên nhân: Máy in liên tục trong 2000 bản in, hệ thống sẽ báo bình mực đầy trong 100 bản in kế tiếp.
Khắc phục: Kiểm tra hộp mực, vệ sinh và đổ mực thải đã đầy .
Lỗi 8 . Máy photocopy báo tín hiệu hình bị lỗi bạn tắt bật lại nguồn khởi động lại máy.Khi chụp nét chữ bị nhòe là do những nguyên nhân sau:
·         Giấy in có thể quá ẩm hoặc quá mỏng .
·         Mực đổ không đúng quy cách, không đúng loại cho dòng máy.
·         Tuổi thọ của trống đã cũ .
·         Lô sấy không đủ nóng .
Khắc phục:
·         Kiểm tra lại giấy, sấy giấy trước khi in/copy . ( nên sử dụng giấy đạt chuẩn theo chỉ định của nhà sản xuất )
·         Nên đổ đúng loại mực quy định .
·         Giám định nguyên nhân do trống hoặc lô sấy. Nếu hết khấu hao nên thay thế linh kiện mới.
Lỗi 9 . Khi bản chụp máy photocopy vẫn nét bị đen toàn bộ văn bản.
·         Nguyên nhân là do mực thừa mực thu hối  vì thế phải kiểm tra lại quá trình đổ mực đồng thời đổ mực thừa thường xuyên để bảo vệ máy.Khi bản chụp xuất hiện vệt đen dọc trang giấy do  Gạt mực có thể bị mực rơi vãi cô đặc bám vào. Hay gạt mực thu hồi bị hòng. Bạn nên kiểm tra, tiến hành vệ sinh sạch sẽ gạt mực.Kiểm tra nếu hỏng nên thay thế để bảo vệ các linh kiện khác.
·         Nếu bản chụp máy photocopy bị mờ trắng ở giữa trang giấy do trống hỏng trong quá trình vận hành liên tục của máy. Bạn nên kiểm tra , nếu hỏng nên thay thế trống mới để bảo vệ các thị bị, vật tư khác.
·         Khi bản chụp máy photocopy bị đen, nguyên nhân : Mặt kính bẩn, độ đậm, nhạt của mực chưa phù hợp
·         Giải pháp khắc phục: vệ sinh máy , chỉnh lại độ đậm nhạt của mực trên máy.
Lỗi 10 . Khi máy photocopy bị tắc/kẹt giấy 
Nguyên nhân :
·         Chất lượng giấy in không tốt, quá mỏng, nhầu hoặc giấy để lệch khay.
·         Giấy ẩm .
·         Do vật cứng vướng trong máy như ghim, kẹp, hoặc giấy vụn…
·         Bộ phận kéo giấy bị hỏng hoặc cảm biến báo giấy kẹt bị hỏng
Cách khắc phục :
·         Gỡ giấy đúng theo thao tác kỹ thuật hướng dẫn trên máy. Thay giấy có chất lượng hơn .
·         Do vật cứng vướng trong máy như ghim, kẹp, hoặc giấy vụn…
·         Kiểm tra bộ kéo giấy : phần cao su bị mòn hết ma sát , lấy khay giấy ra lau sạch cuộn giấy.
·         Hệ thống điện hoặc bộ điều khiển điện có thể gặp vấn đề .
Nếu gặp các lỗi khác ngoài 10 lỗi trên hãy liên hệ với chúng tôi.